'Khóc ròng' vì mua vé máy bay trở lại TP.HCM khó hơn… mò kim đáy bể
Trọng lượng không tải (kg)Ngô Hồng Quang đưa âm nhạc của người Tày, Nùng, H'Mông, Chăm... vào đĩa than 'Rạng đông'
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng việc nghiên cứu sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện là chủ trương phù hợp. Mô hình tổ chức chính quyền trên thế giới chú trọng xây dựng chính quyền 2 đầu mạnh là tỉnh mạnh và cơ sở (xã, phường) mạnh. Còn chính quyền trung gian ở giữa do chính quyền tỉnh đưa về một khu vực hoặc vùng nào đó thuộc một vài xã, phường để đại diện chính quyền tỉnh quản lý ở khu vực, cơ sở đó."Đây cũng là mô hình chính quyền tiến bộ, hiện đại hiện nay", GS Trần Ngọc Đường nói.*Ông đánh giá việc bỏ cấp huyện - một cấp chính quyền địa phương, có thuận lợi và khó khăn gì?GS Trần Ngọc Đường: Để đánh giá lợi, hại của việc bỏ cấp huyện cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đồng thời để thực hiện cho tốt chủ trương này bởi lâu nay chính quyền địa phương chúng ta quen với mô hình 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).Nhưng bước đầu tôi cho rằng, nếu bỏ cấp huyện cũng có nhiều thuận lợi. Thuận lợi thứ nhất sẽ tạo ra không gian tương đối rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội mà không bó hẹp trong quận, huyện nào đó. Đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực để phát triển.Thứ nữa, việc này thực hiện đúng chủ trương của Đảng là tinh giản để giảm tầng nấc trung gian, tăng ngân sách cho Nhà nước, bớt chi phí cho bộ máy của quận, huyện hiện nay cũng rất nhiều.Thêm vào đó, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở là xã, phường thuận lợi hơn rất nhiều khi công nghệ thông tin phát triển.Tuy nhiên, việc này bước đầu cũng có thể tạo ra một số cản trở do nhận thức chưa đầy đủ nên nghi ngại, lo lắng về quản lý Nhà nước có thực hiện được không, chính quyền cấp trên, cấp dưới xa nhau như thế liệu có quan liêu hay không?Những nghi ngại này là từ thực tiễn và phải giải quyết. Do đó, cần tuyên truyền, giáo dục để có nhận thức thống nhất, thông suốt về việc nghiên cứu bỏ cấp trung gian quận, huyện.*Nếu bỏ cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc phân cấp, phân quyền?- Nếu bỏ cấp trung gian cấp huyện sẽ bỏ được việc phân cấp, phân quyền qua cấp huyện mà sẽ phân cấp, phân quyền thẳng từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường. Bỏ được một khâu trung gian đó sẽ giúp môi trường quản lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn.Trước đây triển khai vấn đề gì sẽ phải qua quận, huyện mới xuống xã, phường thì nay sẽ triển khai thẳng từ tỉnh, thành xuống xã, phường.*Với định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành, theo ông nên tiến hành theo hướng thế nào là phù hợp khi cả nước hiện nay có 63 tỉnh, thành?- Tôi cho rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, T.Ư cũng đã có nghiên cứu và có thể sẽ không còn 63 tỉnh, thành nữa mà sẽ nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành lại để tạo ra thế mạnh cho vùng, liên kết vùng tốt hơn.Trước đây có thời kỳ chúng ta chỉ có 38 tỉnh, thành thôi nhưng có thể sẽ còn gom nhỏ hơn nữa để tạo ra vùng có thế mạnh liên kết với nhau. Như tạo ra vùng vừa có biển, có rừng, đồng bằng - có thể hợp nhất một số tỉnh có biển với một số tỉnh không có biển để tạo thế mạnh về biển, tạo thành một vùng có thế mạnh rộng lớn.Tôi nghĩ rằng, Bộ Chính trị, T.Ư Đảng đã có nghiên cứu nhưng sẽ phải làm từng bước.*Khi nghiên cứu sáp nhập tỉnh thì nên tính toán như thế nào, khi hiện nay các tiêu chí sáp nhập đơn vị hành chính chỉ là dân số và diện tích?Tôi cho rằng khi nghiên cứu việc sáp nhập một số tỉnh, thành sẽ phải có các tiêu chí cụ thể để tạo sự đồng thuận cũng như động lực phát triển mạnh mẽ. Nếu không có tiêu chí mà cứ sáp nhập theo ý muốn chủ quan sẽ không được và còn có thể tạo ra vùng lủng củng.*Theo ông, thời điểm này đã là chín muồi để nghiên cứu sáp nhập tỉnh chưa?Thời điểm này đã là chín muồi, nhưng phải nghiên cứu từng bước. Nhất là sau khi nhập được bộ máy của T.Ư tốt, rồi chính quyền địa phương tốt thì làm bài bản chứ không làm theo ý muốn chủ quan được.Thời gian qua có ý kiến cho rằng việc chia tách đơn vị hành chính nhỏ quá sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, thậm chí cạnh tranh, triệt tiêu sự phát triển của nhau. Vì vậy, việc sáp nhập sẽ là một lợi thế để khắc phục tình trạng này và tạo ra động lực, không gian phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, vấn đề tinh giản bộ máy, bỏ cấp huyện là vấn đề liên quan trực tiếp của con người mà những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích con người rất phức tạp nên phải làm bài bản, chuẩn bị công phu, cộng với quyết tâm rất lớn.Hiện nay không biết T.Ư chuẩn bị đến đâu nhưng quyết tâm của Đảng, Nhà nước là phải làm nhanh, mạnh để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới bắt đầu từ Đại hội XIV của Đảng. Như vậy, phải có cơ sở trước để bước vào có thể thực hiện được.
Hari Won bị Trường Giang nhắc nhở khi dẫn 'Nhanh như chớp'
Tùng Dương nhận lời hát trong live concert của Giáng Son, đề nghị không nhận cát xê và sẵn sàng hát mọi bài được giao vì yêu quý và ngưỡng mộ cô. "Hát xong một chương trình mà Giáng Son ngồi dưới, tôi nhắn tin hỏi mình hát có được không, thì luôn nhận được câu trả lời khách quan. Nên nếu Giáng Son có dành hết bài hay cho các diva thì tôi hát bài nào cũng được", Tùng Dương chia sẻ tại gặp mặt báo chí trước live concert.Người bạn lâu năm của Giáng Son - nhạc sĩ Lưu Hà An được cô mời làm giám đốc âm nhạc cho live concert 40 năm Giấc mơ Sol của mình. "Tôi nhìn vào danh sách ca sĩ tham gia chương trình, tôi chỉ nghĩ mình đang có một đội bóng đá với toàn các siêu sao", nhạc sĩ Lưu Hà An nói.Nhạc sĩ Lưu Hà An cũng hé lộ danh sách siêu sao phối khí sẽ tham gia Giấc mơ Sol. Dự kiến từ số lượng bài hát rất lớn của mình, Giáng Son chọn ra khoảng 25 - 26 ca khúc. "Có nhiều bài Son để Nguyễn Vĩnh Tiến phối khí. Dự kiến nhiều tên tuổi phối khí tham gia như Thanh Phương, Trần Đức Minh, Lê Tâm, Nguyễn Công Phương Nam… Chọn những người ưu tú nhất nên tôi động viên Son yên tâm, cái gì một người không làm được thì nhiều người làm", nhạc sĩ Lưu Hà An cho biết.Không chỉ nhạc sĩ phối khí tên tuổi, live concert của Giáng Son còn có các giọng ca thực lực nổi tiếng. Họ cũng đều đề nghị không nhận thù lao, tất nhiên Giáng Son từ chối điều này. Đó là Thanh Lam, Tùng Dương, Hà Trần, Khánh Linh, Hà Linh, Hoàng Dũng, Thùy Chi.Live concert quy mô lớn đầu tiên trong sự nghiệp của Giáng Son sẽ diễn ra vào tối 15.2 tại sân khấu ngoài trời Khu đô thị Park City Hà Nội, dự kiến có 2.000 khán giả tham dự.
Honda PCX 160 được thiết kế lớn hơn Honda Vario 160 về các số đo dài, rộng, cao
25 năm Tư vấn mùa thi: Hành trình của sự bền bỉ và đổi mới
Công ty cổ phần cấp nước Tân Hòa thông báo sẽ cúp nước tại một số khu vực trên địa bàn P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú. Thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 6.3 (tối thứ năm) đến 5 giờ, ngày 7.3 (sáng thứ sáu). Khu vực cúp nước gồm: đường Lê Lộ (từ Hiền Vương đến Thạch Lam); đường Lê Cao Lãng (từ Văn Cao đến nhà thờ) và các hẻm nhánh.Công ty cổ phần cấp nước Phú Hòa Tân thông báo cúp nước tại khu vực P.13, Q.10. Thời gian cúp nước từ 22 giờ đến 4 giờ sáng các ngày 6, 7.3. Khu vực cúp nước gồm: đường Cách Mạng Tháng Tám (đoạn từ số 463B Cách mạng Tháng Tám đến Tô Hiến Thành) và các hẻm liên quan; đường Tô Hiến Thành (đoạn từ Cách Mạng Tháng Tám đến hẻm 159 Tô Hiến Thành) và các hẻm liên quan.Công ty cổ phần cấp nước Phú Hòa Tân thông báo cúp nước tại khu vực P.1, Q.11.Thời gian cúp nước từ 1 giờ đến 4 giờ ngày 6.3. Khu vực cúp nước gồm: đường Ba Tháng Hai (đoạn từ Hàn Hải Nguyên đến Minh Phụng) và hẻm liên quan; đường Hàn Hải Nguyên (đoạn từ Ba Tháng Hai đến Minh Phụng) và hẻm liên quan; đường Minh Phụng, Thái Phiên (đoạn từ Ba Tháng Hai đến Hàn Hải Nguyên) và hẻm liên quan.Công ty cổ phần cấp nước Bến Thành thông báo cúp nước tại một số khu vực ở P.9, 11, Q.3.Ở P.9, thời gian cúp nước từ 22 giờ ngày 6.3 đến 5 giờ ngày 7.3. Khu vực cúp nước gồm toàn bộ P.9, Q.3.Ở P.11, thời gian cúp nước từ 22 giờ ngày 7.3 đến 5 giờ ngày 8.3; từ 22 giờ ngày 8.3 đến 5 giờ ngày 9.3. Khu vực cúp nước gồm toàn bộ P.11, Q.3. Thực hiện việc đóng van bước DMA 04-03 để khoanh vùng rò rỉ, phục vụ công tác giảm thất thoát nước nên Công ty cổ phần cấp nước Tân Hòa thông báo sẽ cúp nước tại một số khu vực P.8, Q.Tân Bình. Thời gian cúp nước từ 23 giờ 30, ngày 6.3 (tối thứ năm) đến 5 giờ, ngày 7.3 (sáng thứ sáu). Khu vực cúp nước gồm: đường Lạc Long Quân (số chẵn) từ số 836 đến số 870, đường Lý Thường Kiệt (số lẻ); từ số 373 đến số 405 và các hẻm nhánh; hẻm 373 Lý Thường Kiệt (bên số chẵn) và các hẻm nhánh; đường Thành Mỹ (số lẻ) từ số 1 đến số 81 và các hẻm nhánh.Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn thông báo sẽ cúp nước tại khu vực P.Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân. Thời gian cúp nước từ 22 giờ ngày 8.3 đến 5 giờ ngày 9.3. Khu vực cúp nước gồm: tuyến đường số 8, 12, 13 và các đường, hẻm nhánh; tuyến đường Tân Kỳ Tân Quý và các đường, hẻm nhánh; tuyến đường Kênh Nước Đen và các đường, hẻm nhánh của tuyến đường trên thuộc khu vực P.Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.Tuyến đường Tân Kỳ Tân Quý và các đường, hẻm nhánh; tuyến đường Kênh Nước Đen và các đường, hẻm nhánh; tuyến đường Gò Xoài và các đường, hẻm nhánh; các tuyến hẻm đường Chiến Lược và các hẻm nhánh; tuyến đường Mã Lò (bên số chẵn từ Tân Kỳ Tân Quý đến Lê Văn Quới) và các đường, hẻm nhánh của tuyến đường trên thuộc khu vực P.Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân.